Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

Tìm hiểu chỉnh nha là gì? - Những điều cần biết chỉnh nha

Chỉnh nha là giải pháp số 1 trong việc phục hình những chiếc răng sâu, những chiếc răng đã mất, răng mọc lệch , hàm hô, vâu ... trở về đúng vị trí như mong muốn, giúp hàm răng của bạn trở nên đều đẹp và thẩm mỹ hơn. Bạn muốn chỉnh nha nhưng không hiểu rõ chỉnh nha là gì? là như thế nào? chúng ta hãy cùng tìm hiểu đìều này để có cho mình những thông tin cần thiết về chỉnh nha nhé!



1. Chình nha là gì?

Chỉnh nha là phương pháp điều chỉnh những chiếc răng lệch lạc và hàm mặt như răng chen chúc, hô móm, răng sai lệch, hay bị nghiêng vào khoảng trống do mất răng... biện pháp này giúp bạn có được một hàm răng đẹp như ý muốn, tự tin với nụ cười của mình, không còn phải e ngại và xấu hổ nữa.

Chỉnh nha cho người trưởng thành và chỉnh nha cho trẻ em ( tốt nhất là dưới 16 tuổi) sẽ có phương pháp điều trị khác nhau.

2. Khi nào thì nên đi chỉnh nha?

Đó là khi răng của bạn gặp phải những vấn đề sau:
  • Răng mọc chen chúc, sai chỗ, xô lệch, không ngay ngắn trên cung hàm 
  • Có khớp cắn sâu, cắn chéo, cắn hở.
  • Có sai hình xương hàm và lệch lạc răng (răng nhô ra trước hoặc thụt vào trong, xương hàm nhô ra trước hoặc lùi ra sau).
  • Có răng mọc ngầm.
  • Cung răng và xương hàm hẹp.
3. Lợi ích khi thực hiện chỉnh nha sớm 

- Đối với người trưởng thành thì cung hàm đã cố định, không có sự thay đổi. cần thực hiện chỉnh nha sớm để giúp cải thiện lại những vấn đề về răng hàm, chỉnh đúng với mong muốn có một hàm răng đều đẹp.
- Đối với trẻ em. lúc này xương hàm chưa hoàn toàn cố định nên việc chỉnh nha cũng dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn ở người trưởng thành.
Phương pháp thực hiện điều chỉnh ở mỗi người là khác nhau vì thế bạn nên đến nha khoa để được tư

4. Những lưu ý khi thực hiện điều trị chỉnh nha

Để đạt được hiệu qủa chỉnh nha tốt nhất bạn nên thực hiện đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Nghiêm túc mang các khí cụ tháo lắp đúng và chấp nhận sự khó chịu khi mang các khí cụ chỉnh hình (nhất là loại tháo lắp). Chúng có thể làm bệnh nhân khó phát âm và bị đau trong 1-2 tuần lễ đầu.
  • Thực hiện tái khám và theo dõi thường xuyên.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng (đặc biệt là khi điều trị bằng các khí cụ cố định) để phòng sâu răng, viêm lợi và hôi miệng.
  • Tuân thủ các quy định của bác sĩ chỉnh hình răng hàm mặt như không được ăn thức ăn cứng (đá lạnh, kẹo, hạt đậu, bánh mì cứng) hoặc dính; không được cắn bút. Nếu không, các móc cài của khí cụ chỉnh hình sẽ hỏng hoặc tụt ra, kéo dài thời gian điều trị.
  • Không nên chơi những môn thể thao có thể gây chấn thương vùng mặt hoặc răng như bóng đá, khúc côn cầu...

0 nhận xét:

Đăng nhận xét